NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ CẦN BIẾT ĐỂ NUÔI DƯỠNG TRÍ TUỆ XÚC CẢM CHO CON - Hạt Dinh Dưỡng Nhập Khẩu Cao Cấp Omakis - Chất Lượng & Uy Tín

NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ CẦN BIẾT ĐỂ NUÔI DƯỠNG TRÍ TUỆ XÚC CẢM CHO CON

Dạy bé là cả một quá trình, quả là không dễ dàng với các bố mẹ. Sự phát triển của bé đòi hỏi về cả dinh dưỡng và trí tuệ . Omakis xin chia sẻ về ” Những điều bố mẹ cần biết để nuôi duỗng trí tuệ xúc cảm cho con” giúp bố mẹ có kiến thức để giúp con phát triển toàn diện.

Mọi ông bố bà mẹ đều mong muốn em bé của mình thông minh, học giỏi, ngoan ngoãn, nhưng ít ai nhận ra rằng, một đứa trẻ có trí tuệ xúc cảm tốt, biết kiểm soát bản thân, tự chủ, nhạy bén trong các mối quan hệ… cũng là một yếu tố quan trọng giúp con trở thành một em bé luôn hạnh phúc và tự tin, thành công công hơn trong cuộc sống.

Những em bé có thể tự kiểm soát cảm xúc thường nhạy cảm với những biểu hiện của người khác và cũng dễ đồng cảm, chia sẻ với mọi người hơn. Điều này giúp bé có đời sống nội tâm phong phú, có thể làm việc tốt hơn và sống hạnh phúc hơn. Trong bài viết hôm nay, Mầm Nhỏ sẽ chia sẻ về tầm quan trọng của trí tuệ xúc cảm với trẻ nhỏ, để giúp bố mẹ nhận biết và phát triển trí tuệ xúc cảm để hiểu con và có những định hướng dạy dỗ đúng đắn, phù hợp nhé.

TRÍ TUỆ XÚC CẢM LÀ GÌ?
Trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence – EI) thường dùng với định nghĩa nói về chỉ số cảm xúc (emotional quotient – EQ) của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả năng lực, kĩ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác và của các nhóm cảm xúc.

Chỉ số EQ thể hiện khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. EQ cao giúp trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp, hòa nhập với bạn bè và các kĩ năng xã hội khác như kĩ năng ứng xử, lãnh đạo, làm việc trong nhóm…

Với trẻ nhỏ, nếu bé có trí tuệ xúc cảm tốt, bé sẽ có khả năng để hiểu và quản lý cảm xúc của mình và của những người khác. Khi thấu hiểu mọi người và tự chủ trong cảm xúc của mình, trẻ sẽ đưa ra quyết định tốt hơn, suy nghĩ sáng tạo hơn, giúp khơi gợi động lực cho bản thân và mọi người xung quanh để tạo lập các mối quan hệ tốt hơn và có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Chỉ số cảm xúc bao gồm 4 cấp độ:
1️⃣ NHẬN BIẾT CẢM XÚC: Trẻ có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người xung quanh.
2️⃣ HIỂU ĐƯỢC CẢM XÚC: Trẻ có khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc, đồng thời nhận biết nguyên nhân và kết quả của các loại cảm xúc ấy.
3️⃣ TẠO RA CẢM XÚC: Trẻ có khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của mọi người. Thông qua đó, trẻ biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.
4️⃣ QUẢN LÍ CẢM XÚC: Trẻ có khả năng tự quản lí được cảm xúc của mình, có cách cư xử hợp lí để dễ dàng hòa đồng với mọi người xung quanh và trong môi trường tập thể.

?? TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRÍ TUỆ XÚC CẢM TRONG VIỆC NUÔI DẠY VÀ GIÁO DỤC TRẺ:

?? Trí tuệ xúc cảm sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, lễ phép, lịch sự hơn cũng như hòa đồng với mọi người, dễ dàng thích ứng nhanh với những thay đổi trong cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho trẻ một nền tảng tốt về nhân cách cũng như những kĩ năng cần thiết. Ngược lại, với trẻ có chỉ số cảm xúc thấp, bé sẽ sống thu mình, khó hòa nhập và ít bạn bè hơn.

?? Ngoài ra, có trí tuệ xúc cảm còn giúp bé có khả năng cân bằng các cảm xúc tiêu cực, kiểm soát cảm giác căng thẳng, lo lắng cũng như có thể xử lí tình huống linh hoạt hơn. Tất cả những điều này rất quan trọng cho sự phát triển của bé bây giờ và cả tương lai sau này.

?? Trong tương lai, những bạn nhỏ không được bồi đắp trí tuệ xúc cảm cũng khó tạo ra các mối quan hệ tốt để phát triển sự nghiệp. Tình trạng thiếu xúc cảm (hay vô cảm) hoặc do không nhạy cảm với tình cảm của người khác, trẻ có thể làm người khác tổn thương, đau khổ mà không thấy hối hận hay cắn rứt, thậm chí có thể dẫn đến những chuyện tồi tệ hơn, chẳng hạn như những hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật.

?? Với việc bồi đắp cảm xúc cho con ngay từ nhỏ, cha mẹ cũng đang dần hình thành nên sợi dây gắn kết tình cảm giữa mình với con vì cảm xúc là chất xúc tác kết nối mọi người lại gần nhau hơn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ XÚC CẢM CHO TRẺ?

1️⃣ TÔN TRỌNG CẢM GIÁC CỦA TRẺ: Bố mẹ cần có thái độ cảm thông những cảm xúc của trẻ, dù cho những cảm xúc đó có phần trẻ con và khó đoán. Nhưng vì bé đang trong giai đoạn hình thành trí tuệ cảm xúc nên việc được lắng nghe đóng một vai trò cực kì cần thiết.

2️⃣ GIÚP TRẺ XÁC ĐỊNH CẢM XÚC CỤ THỂ: Bố mẹ nên dành thời gian bên cạnh con để chia sẻ về những “định nghĩa” về các loại cảm xúc như vui buồn… và dạy trẻ xác định cảm giác mà trẻ đang gặp phải và giúp trẻ học cách vượt qua những khó khăn.

3️⃣ CHIA SẺ CẢM XÚC CỦA BỐ MẸ VỚI TRẺ: Bố mẹ nên cho trẻ thấy người lớn cũng đang có rất nhiều cảm xúc vui, buồn, giận hờn, lo lắng… bằng cách chia sẻ, giãi bày những tâm tư, tình cảm của bạn. Nhưng đừng nên biến những cuộc trò chuyện này thành nơi để trút hết những bực dọc, khó chịu, mà hãy khéo léo trình bày cảm xúc của mình, tránh cho trẻ hình thành thái độ tiêu cực với cuộc sống xung quanh.

4️⃣ TIẾP NHẬN CÁC CẢM XÚC CỦA TRẺ: Không chỉ lắng nghe tâm sự của con mà bố mẹ cũng cần cho con thấy được sự chia sẻ và tiếp nhận của mình. Hãy luôn cho trẻ thấy rằng bố mẹ chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc, luôn là nơi an toàn để trẻ hoàn toàn bộc bạch hết tâm tư của mình và có thể giúp con vượt qua được những khúc mắt hay “khủng hoảng” trong tâm lí và cảm xúc đang có.

5️⃣ CHO TRẺ THỜI GIAN ĐỂ SUY NGHĨ: Thay vì ép buộc trẻ như thế này, như thế kia thì cách tốt hơn mà bố mẹ nên làm là cho trẻ thời gian nhìn nhận và suy xét lại những cảm xúc của mình. Để làm điều này, bố mẹ có thể ở bên cạnh để hướng dẫn, chỉ ra những điểm tốt – xấu của cảm xúc mà trẻ đang có và sau đó cho con thời gian suy nghĩ về những điều đó. Việc này vừa giúp trẻ cảm nhận được sự tự chủ của mình đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát triển tư duy bản thân.

Bên cạnh đó, khi bước vào giai đoạn học hỏi để phát triển cảm xúc, trẻ sẽ luôn “bắt chước” theo các hành động mà các bé chứng kiến và quan sát được ở môi trường xung quanh. Vì vậy, bố mẹ cũng cần lưu ý có thái độ phù hợp khi thể hiện cảm xúc của mình để giúp trẻ có được trí tuệ xúc cảm tốt nhất. Điều này không chỉ phụ thuộc vào các giá trị và nguyên tắc mà chúng ta dạy cho con trong cuộc sống mà còn dựa vào kinh nghiệm vốn có của bố mẹ hay điều kiện về môi trường mà các bé đang lớn như thế nào, với chất lượng và sự tác động ra sao? Ngoài ra, nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc bố mẹ dành bao nhiêu thời gian chơi và học cùng con mỗi ngày.

Nếu bố mẹ vẫn đang chưa biết cách để lắng nghe, nhận biết và giúp con làm bồi dưỡng, phát triển trí tuệ xúc cảm của mình, thì Bees’ Smart Parenting – Khóa học Hành trình làm Cha Mẹ (dành cho những phụ huynh có con từ 0-6 tuổi) sẽ là một gợi ý tuyệt vời đấy.- ( Mình chỉ thấy hay thì share hui nhé – Chứ ko có bất kì mục đích kinh doanh nào)

BEEs’ SMART PARENTING là kênh Đào tạo Kỹ năng Làm Cha Mẹ, đơn vị tổ chức khóa học Hành trình Làm Cha Mẹ (khóa học BSP), thuộc Hệ thống Giáo dục BEEs’ Education. Các khóa học BSP do Thạc sĩ Giáo dục Ngô Thanh Giang xây dựng và thiết kế dựa trên chương trình học tiên tiến của Hoa Kỳ – đất nước hội tụ tinh hoa của sự sáng tạo, tính cộng đồng và bản sắc riêng rực rỡ – và các nước phát triển về giáo dục, nhằm trang bị cho phụ huynh có con trong độ tuổi từ 0-6 những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nuôi dạy và chăm sóc con một cách khoa học và tiến bộ.

Cre: Mầm Nhỏ

“Omakis dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày của gia đình và người thân bạn”

0 bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không hiển thị.